Đăng nhập

Top Panel
Trang nhấtGiáo dụcGiám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Phú Thọ: Tăng cường nền nếp, kỷ cương, dân chủ trong nhà trường…

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Phú Thọ: Tăng cường nền nếp, kỷ cương, dân chủ trong nhà trường…

Thứ hai, 18 Tháng 9 2017 08:58
Năm học 2017-2018, quy mô trường lớp và học sinh trên địa bàn tỉnh Phú Thọ tiếp tục tăng so với năm học trước. Cả tỉnh có 919 trường học với 356.885 học sinh từ bậc học Mầm non đến THPT. Phát huy những kết quả đạt được trong năm học trước và khắc phục những hạn chế, tồn tại trong công tác giáo dục của một tỉnh trung du miền núi phía Bắc; Ngành GD&ĐT Phú Thọ đã xác định những nhiệm vụ trọng tâm và đột phá trong năm học 2017-2018. Bước vào năm học mới PV Đình Thơm đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Minh Tường- TUV, Giám đốc Sở GD&ĐT Phú Thọ.

phỏng vấn

Ông: Nguyễn Minh Tường, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Phú Thọ

PV: Thưa ông, thực hiện chỉ thị năm học 2017-2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và UBND tỉnh Phú Thọ, ông có thể cho biết những nhiệm vụ và mục tiêu (giải pháp) trọng tâm của Ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Phú Thọ trong năm học mới 2017-2018

Ông Nguyễn Minh Tường: Ngành giáo dục và Đào tạo tỉnh Phú Thọ đã tăng cường nền nếp, kỷ cương, dân chủ trong nhà trường; xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; tập trung nâng cao chất lượng giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo; quan tâm phát triển phẩm chất, năng lực người học; chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống và ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh, sinh viên. Giáo dục mầm non tiếp tục đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em mầm non theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Giáo dục phổ thông tập trung đổi mới phương thức dạy học; chú trọng việc học đi đôi với hành, giáo dục nhà trường gắn với giáo dục gia đình và cộng đồng; khắc phục tình trạng dạy thêm, học thêm, thu, chi trái quy định. Giáo dục đại học tiếp tục đẩy mạnh tự chủ; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, gắn đào tạo với nhu cầu của xã hội để sinh viên ra trường có việc làm phù hợp với chuyên ngành đào tạo, đáp ứng yêu cầu của xã hội. Giáo dục thường xuyên thực hiện đa dạng hóa nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người dân, góp phần xây dựng xã hội học tập.

Bên cạnh đó các nhiệm vụ chủ yếu rà soát, quy hoạch lại mạng lưới cơ sở giáo dục và đào tạo. Xây dựng hệ thống quy hoạch cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông sau khi Bộ Chuẩn kỹ thuật quy hoạch cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông cấp tỉnh, thành phố được ban hành đồng thơi nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp. Tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả khâu đột phá trong thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, khóa XII) trong toàn Ngành. Đổi mới chương trình giáo dục mầm non, phổ thông; đẩy mạnh định hướng nghề nghiệp và phân luồng trong giáo dục phổ thông. Xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường theo hướng tinh giản sao cho phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện của mỗi cơ sở giáo dục, từng bước tiếp cận định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới. Tích cực chuẩn bị các điều kiện để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới. Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh...

 Nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở các cấp học và trình độ đào tạo. Chú trọng bồi dưỡng đào tạo lại đối với đội ngũ giáo viên, nâng chuẩn giáo viên nhằm nâng cao năng lực và nghiệp vụ sư phạm của giáo viên ngoại ngữ, đạt trình độ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý giáo dục. Đẩy mạnh giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo. Hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo. Tăng cường cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo. Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục cơ bản, giáo dục chất lượng cao ở cấp phổ thông, củng cố và nâng cao năng lực của các trường trọng điểm ở cấp huyện và Trường THPT chuyên Hùng Vương.

Thực hiện các giải pháp cơ bản hoàn thiện thể chế, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính về giáo dục và đào tạo. Đẩy mạnh cải cách hành chính về giáo dục và đào tạo; đơn giản hóa các thủ tục hành chính, bảo đảm gọn nhẹ; đẩy mạnh triển khai thực hiện các dịch vụ công trực tuyến. Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý giáo dục các cấp. Nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành, quản trị nhà trường. Tăng cường các nguồn lực đầu tư cho giáo dục và đào tạo. Đẩy mạnh công tác khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục. Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận trường chuẩn quốc gia đối với các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông giai đoạn 2017-2020 theo hướng tích hợp hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục và hoạt động công nhận trường học đạt chuẩn quốc gia theo định hướng của Bộ GD&ĐT. Tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông.

                     

PV: Thưa ông, Phú Thọ xác định khâu đột phá nào trong công tác quản lý, dạy và học?

Ô. NMT: Xác định yếu tố người thầy là khâu quan trọng nhất quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo, muốn có học sinh giỏi phải có đội ngũ thầy, cô giỏi về chuyên môn, tâm huyết với nghề nên trong năm học 2017-2018, Sở Giáo dục và Đào tạo Phú Thọ chọn khâu đột phá là bồi dưỡng, nâng cao năng lực nghề  nghiệp cho giáo viên song hành với thực hiện nghiêm kỷ cương, nền nếp chuyên môn của giáo viên trong toàn Ngành với các việc làm cụ thể như: Coi trọng công tác bồi dưỡng giáo viên phổ thông, tập trung vào bồi dưỡng đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, cụ thể là chuyển mạnh từ việc chủ yếu trang bị kiến thức sáng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh. Sở Giáo dục và Đào tạo đã ký kết hợp đồng với các trường sư phạm và các chuyên gia là chủ biên Chương trình sách giáo khoa một số môn học trực tiếp bồi dưỡng cho giáo viên toàn tỉnh. Trước mắt, đối với giáo viên các trường THPT, Sở tổ chức mở lớp bồi dưỡng cho toàn bộ giáo viên các môn: Ngữ văn; Toán và tiếng Anh. Cách làm đổi mới của Sở năm nay là tổ chức bồi dưỡng trực tiếp đến tất giáo viên mà không tổ chức bồi dưỡng thông qua đội ngũ giáo viên cốt cán. Sau đó Sở sẽ tập trung vào bồi dưỡng các môn còn lại. Riêng môn tiếng Anh, trên cơ sở phân tích kết quả khảo sát giáo viên, Sở xây dựng kế hoạch cụ thể để có phương án bồi dưỡng chuyên sâu cả về chuyên môn, cả về nghiệp vụ sư phạm và sẽ có kế hoạch đào tạo lại GV có điểm khảo sát không đạt yêu cầu hoặc thi nhiều lần không đạt trình độ năng lực cấp dạy. Điểm mới nữa là, đối với giáo viên thuộc cấp huyện quản lý: Sở đã ban hành Văn bẩn số 1152/SGD&ĐT-TCCB ngày 30/8/2017 về việc triển khai tập huấn bồi dưỡng chuyên môn CBQL và GV có đề nghị các huyện phải có trách nhiệm chỉ đạo phòng GD&ĐT có kế hoạch bồi dưỡng giáo viên từ cấp học mầm non đến THCS một cách cụ thể. Đối với CBQL Sở đã phối hợp với Cục Nhà giáo, Học viện Quản lý Giáo dục tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực quản trị trong các trường THPT.  Đồng thời Sở triển khai các lớp bồi dưỡng TTCM trong việc thực hiện đổi mới sinh hoạt CM trong đó tập trung vào tăng cường kỷ cương, nền nếp thực hiện qui chế chuyên môn đối với giáo viên. Ngay sau khi tổ chức Hội nghị hướng dẫn năm học, phòng chuyên môn đã tham mưu GĐ Sở ban hành văn bản qui định về hồ sơ sổ sách của giáo viên một cách tinh gọn, đặc biệt là qui định cụ thể, rõ ràng về việc ghi chép các nội dung sổ điểm, sở dầu bài và học bạ học sinh. Tăng cường bồi dưỡng qua hình thức trực tuyến về tư tưởng, chính trị, rèn luyện, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống. Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả thiết thực Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị và cuộc vận động “Mỗi thấy, cô giáo là tâm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.

 

PV: Hiện nay nhiều nhà trường trên địa bàn thành phố, thị xã, thị trấn đang phải đối mặt với tình trạng quá tải, vậy ngành có chỉ đạo gì để khắc phục tình trạng này?

Ô. NMT: Để giải quyết việc này, Sở Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện các giải pháp như : Chỉ đạo tốt việc xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục hàng năm, kế hoạch trung hạn 5 năm, đặc biệt là công tác dự báo tăng trưởng dân số để các cơ sở giáo dục tham mưu các cấp, các ngành đầu tư CSVC, đội ngũ đảm bảo điều kiện tổ chức dạy học. Chỉ đạo, hướng dẫn công tác tuyển sinh đầu cấp, ưu tiên tuyển sinh đúng tuyến; Phối hợp với các địa phương chỉ đạo các cơ sở giáo dục tổ chức rà soát sắp xếp lại quy mô, mạng lưới trường, lớp, đội ngũ đảm bảo khoa học, đáp ứng yêu cầu người học. Tiếp tục tham mưu với UBND tỉnh, phối hợp với các sở, ngành và các địa phương quan tâm, chỉ đạo thực hiện huy động, lồng ghép các nguồn vốn để tiếp tục đầu tư CSVC trường, lớp học trên địa bàn tỉnh; từng bước kiên cố hóa, chuẩn hóa và hiện đại hóa đáp ứng nhu cầu học tập của người học. Khuyến khích các nhà đầu tư xây dựng các trường tư thục; huy động các nguồn lực xã hội hóa nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

 

PV: Thưa ông, để tránh tình trạng lạm thu của một số trường học vào đầu năm học mới, gây sức ép và khó khăn đối với phụ huynh học sinh, ngành Giáo dục tỉnh nhà đã có những giải pháp như thế nào? nếu có nhà trường xảy ra tình trạng lạm thu thì Ngành sẽ xử lý như thế nào?

Ô. NMT: Sở GD&ĐT Phú Thọ đã thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học 2016-2017, được Bộ GD&ĐT và UBND tỉnh ghi nhận và đánh giá cao. Góp phần làm nên thành công của năm học, phải kể đến các giải pháp chỉ đạo quyệt liệt để chống lạm thu trong các trường học. Năm học 2017-2018, Sở GD&ĐT Phú Thọ tiếp tục có các giải pháp tích cực nhằm chỉ đạo chống lạm thu như:  Ngay từ đầu năm học, Sở ban hành các văn bản. Văn bản  số 1028/SGD&ĐT-KHTC ngày 07 tháng 8 năm 2017 về việc “Hướng dẫn thu, quản lý và sử dụng các khoản thu năm học 2017-2018”. Văn bản 1181/SGD&ĐT-TTr ngày 06/9/2017 về việc “chấn chỉnh, kỷ cương nền nếp đầu năm học” nhằm chấn chỉnh các sai phạm (nếu có). Về thu, chi phải thực hiện nghiêm Văn bản số 1028/SGD&ĐT-KHTC ngày 07/8/2017 về hướng dẫn thu, quản lý và sử dụng các khoản thu và VB số 914/SGD&ĐT-KHTC ngày 13/7/2017 của Giám đốc Sở GD&ĐT về thực hiện giá dịch vụ giáo dục năm học 2017-2018 và các văn bản có liên quan.  Đối với các đơn vị trực thuộc, Sở GD&ĐT yêu cầu lập dự toán các khoản thu thỏa thuận và KH vận động tài trợ, báo cáo Sở GD&ĐT để được nghe tư vấn kịp thời nhằm thực hiện đúng các quy định về việc thu, chi trong trường học để thống nhất trong toàn tỉnh. Sở trực tiếp tổ chức tập huấn cho tất cả Hiệu trưởng các cấp học MN, TH, THCS, THPT, các trung tâm GDNN-GDTX về các khoản thu, chi được phép thực hiện (Do phòng KHTC trình bày); Rút kinh nghiệm các sai phạm (dù nhỏ) của năm học trước nhằm khắc phục kịp thời cho năm học này (Do thanh tra Sở trình bày).

Về  công tác thanh tra, kiểm tra: Ngay đầu năm học (Từ 11/9/2017), Sở GD&ĐT Thành lập Đoàn thanh tra, tiến hành thanh tra việc triển khai nhiệm vụ đầu năm học đối với tất cả các cấp học, theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT (Tại VB số 746/TTr-NV2  ngày 29/8/2017 về việc “Triển khai công tác thanh tra năm học”) trong đó “ Đặc biệt quan tâm thanh tra để kịp thời chấn chỉnh sai phạm (nếu có) trong việc DTHT, thu chi các khoản kinh phí đầu năm học và các vấn đề bức xúc mà xã hội quan tâm”. Sở GD&ĐT yêu cầu các Phòng GD&ĐT tham mưu cho UBND huyện, thành, thị tiến hành thanh tra việc triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học mới, trong đó đặc biệt quan tâm thanh tra hoạt động dạy thêm, học thêm; thu, chi các khoản thu đầu năm học để kịp thời chấn chỉnh sai phạm (nếu có) và báo cáo kết quả về Sở GD&ĐT. Tiến hành Ký cam kết: GV ký cam kết trước Hiệu trưởng; Hiệu trưởng ký cam kết trước GĐ Sở về việc thực hiện nghiêm các quy định về Thu chi, DTHT, tiếp tục tiếp nhận thông tin qua đường dây nóng, từ Sở đến Phòng để giải quyết kịp thời các sai phạm về thu, chi và DTHT (nếu có). Đặc biệt, điểm mới trong công tác chỉ đạo của năm học này về việc chống lạm thu trong năm học này, đó là: Tăng cường công tác phối hợp giữa Sở GD&ĐT với UBND các huyện, thị, thành cương quyết trong việc chỉ đạo công tác Thanh tra, kiểm tra; không để tình trạng lạm thu trong các nhà trường ngay từ đầu năm học. Qui định rõ trách nhiệm nếu trường nào để xảy ra lạm thu thì Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở đối với các đơn vị trực thuộc Sở và đối với giáo dục cấp huyện thì Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND huyện. Gắn việc thực hiện nghị quyết Trung ương 4 khóa XII với Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong toàn ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Phú Thọ, trong đó có các trường trong việc nêu gương, đồng thời trường nào để xảy ra lạm thu thì sẽ qui trách nhiệm của người đứng đầu nhà trường, đơn vị đó để đối chiếu với các biểu hiện suy thoái theo Nghị quyết TW 4, tùy theo các mức độ. Chỉ đạo công tác thanh, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm quy định về thu, chi đầu năm học thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, sát sao, không thể “cả nể, cảm thông với khó khăn của nhà trường” mà lờ đi các khoản thu quá mức. Cùng với đó, tăng cường xã hội hóa các hoạt động đầu tư, GD&ĐT ngay tại các trường công lập từ sự tham gia của các tổ chức, doanh nghiệp và đây là giải pháp hữu hiệu chống lạm thu ở các trường dưới danh nghĩa “đầu tư cơ sở vật chất” cho việc dạy và học.

 

PV: Thưa ông, Hiện nay, hầu hết các trường chưa tổ chức họp phụ huynh để phổ biến về các khoản thu đầu năm, vậy ngành GD&ĐT đã chỉ đạo như thế nào?, thưa ông? 

Ô. NMT: Sở GD&ĐT đã chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục qua ban hành văn bản:

Văn bản số 914 /SGD&ĐT-KHTC ngày 13/7/2017 V/v thực hiện giá dịch vụ giáo dục năm học 2017 – 2018.

Văn bản số Số:  1028 /SGD&ĐT-KHTC ngày 07/8/2017 V/v Hướng dẫn thu, quản lý và sử dụng các khoản thu năm học 2017-2018.

Văn bản Số:  1103 /SGD&ĐT-KHTC ngày 21/8/2017 V/v thực hiện mức thu học phí đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập năm học 2017-2018.

Sở GD&ĐT đã tổ chức tập huấn: cho toàn bộ Hiệu trưởng MN, TH, THCS, THPT và đã chỉ đạo triển khai, phổ biến, hướng dẫn các khoản thu đầu năm học 2017-2018.

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra các khoản thu trong nhà trường theo lịch công tác trong năm học 2017-2018 và xử lý nghiêm các sai phạm (nếu có). Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học.

PV: Cảm ơn ông về cuộc trao đổi này./.

Đình Thơm (thực hiện)

Sửa lần cuối vào

Bình luận

Để lại một bình luận

Tìm kiếm

Điện thoại liên hệ: 024 62946516