Đăng nhập

Top Panel
Trang nhấtGiáo dụcMỘT SỐ YÊU CẦU VỀ XÂY DỰNG VÀ PHÁT HUY VAI TRÒ ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC Ở TỈNH BÌNH ĐỊNH(*)

MỘT SỐ YÊU CẦU VỀ XÂY DỰNG VÀ PHÁT HUY VAI TRÒ ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC Ở TỈNH BÌNH ĐỊNH(*)

Chủ nhật, 01 Tháng 5 2022 06:20

Trịnh Thị Thắng
Trường Đại học Quy Nhơn

Nhận bài ngày 10/02/2022. Sửa chữa xong 15/02/2022. Duyệt đăng 20/02/2022.
Abstract
In the current context, building and promoting the role of intellectuals is a top concern of the country in general and localities in particular, because this is the key to success, promoting the economy - developed society. On the basis of studying secondary sources of documents on socio-economic conditions of Binh Dinh province, the article analyzes a number of requirements posed for the work of building a contingent of intellectuals such as: requirements for social economic development, Education and training development requirements; science and technology; the trend of international integration is to do this work better in practice, to strive to bring Binh Dinh to develop commensurate with its potential, to become the socio-economic locomotive of the Central region.
Keywords: Request, building and promoting the role, the team of intellectuals, Binh Dinh.

1. Đặt vấn đề
Với sự phát triển nhanh chóng của cách mạng khoa học và công nghệ hiện nay, đội ngũ trí thức trở thành nguồn lực đặc biệt quan trọng trong sự hình thành và phát triển của kinh tế tri thức phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và tạo nên sức mạnh của mỗi quốc gia. Cùng với cả nước, Bình Định đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức để đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà. Với mục tiêu đến năm 2020, phấn đấu xây dựng Bình Định trở thành tỉnh phát triển khá của khu vực miền Trung, việc xác định một số những yêu cầu đặt ra cho công tác xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức tỉnh rất cần thiết. Bài viết trên cơ sở nghiên cứu nguồn tài liệu thứ cấp về đặc điểm, tình hình kinh tế - xã hội của địa phương giai đoạn 2016 - 2020 để đưa ra một số yêu cầu về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức tỉnh Bình Định trong thời gian tới.
2. Nội dung
2.1. Khái niệm trí thức
Khái niệm và cách hiểu về trí thức và ĐNTT hiện nay rất phong phú, đa dạng. Tùy theo hoàn cảnh, góc độ tiếp cận của mỗi nhà nghiên cứu, mỗi chuyên ngành mà khái niệm trí thức có nội hàm riêng. “Trí thức” là thuật ngữ được dùng rộng rãi trên thế giới, có nguồn gốc từ tiếng Latinh là Intellegentia, nghĩa là sự thông minh, có trí tuệ, có nhận thức hiểu biết, dùng chỉ một bộ phận người trong xã hội có được những đặc điểm này.
Theo V.I.Lênin, “Trí thức bao hàm không những chỉ các nhà trước tác mà thôi, mà còn bao hàm tất cả mọi người có học thức, các đại biểu của những nghề tự do nói chung, các đại biểu của những người lao động trí óc ” [3. 372]. Theo định nghĩa này, đội ngũ trí thức đã không bị gò bó ở thành phần xuất thân trong xã hội, những lao động trí óc đều được coi là trí thức.
Theo quan niệm của chủ tịch Hồ Chí Minh: Trí thức là hiểu biết. Trong thế giới chỉ có hai thứ hiểu biết, một là hiểu biết sự tranh đấu sinh sản. Khoa học tự nhiên do đó mà ra. Hai là hiểu biết tranh đấu dân tộc và tranh đấu xã hội. Khoa học xã hội do đó mà ra. Ngoài hai cái đó, không có trí thức nào khác. Một người học xong đại học có thể gọi là trí thức. Song y không biết cày ruộng, không biết làm công, không biết đánh giặc, không biết làm nhiều việc khác. Nói tóm lại: công việc thực tế, y không biết gì cả. Thế thì y chỉ có trí thức một nửa. Trí thức của y là trí thức học sách, chưa phải trí thức hoàn toàn. Y muốn thành một người trí thức hoàn toàn thì phải biết đem trí thức đó áp dụng vào thực tế [4. 275].
Hồ Chí Minh quan niệm, trí thức là những người lao động trí óc. “Lao động trí óc là ai? Là thầy giáo, thầy thuốc, kỹ sư, những nhà khoa học, văn nghệ, những người làm bàn giấy…”[4. 202].
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước đã nêu rõ: “Trí thức là những người lao động trí óc có trình độ học vấn cao về lĩnh vực chuyên môn nhất định, có năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, truyền bá và làm giàu tri thức, tạo ra những sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị đối với toàn xã hội”[2. 81-82].
Mặc dù còn nhiều ý kiến khác nhau, chưa thống nhất, nhưng có thể hiểu trí thức là những người lao động trí óc, có kiến thức trên nhiều lĩnh vực, có nhân cách và quan trọng nhất là có tư duy độc lập để phán xét các vấn đề xã hội dưới ánh sáng của tri thức. Họ có khả năng sáng tạo, phát minh và ứng dụng khoa học - công nghệ, truyền bá tri thức và làm giàu giá trị tinh thần. Họ là những người nhạy cảm với cái mới, dễ dàng tiếp thu những tư tưởng tiến bộ, ứng dụng những cái mới, có vai trò rất lớn trong lịch sử. Tuy nhiên, trong thực tế cần hiểu trí thức không phải chỉ là những người có bằng cấp, có học vấn cao mà còn bao gồm cả những người có năng lực trí tuệ, trải qua quá trình rèn luyện, tham gia các hoạt động sáng tạo, giải quyết có hiệu quả những công việc có tính khoa học và phức tạp trong thực tiễn.
Đội ngũ trí thức là lực lượng quan trọng và chủ yếu trong việc xây dựng những luận cứ khoa học, truyền bá tri thức, giúp Đảng và Nhà nước xác định đường lối chiến lược, chủ trương, chính sách, kế hoạch, qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội nói chung và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói riêng. Họ còn tham gia tư vấn, phản biện, giám định xã hội các chương trình, đề án phát triển của đất nước, các văn kiện quan trọng của Đảng và Nhà nước.
Họ đóng vai trò quyết định trong phát triển kinh tế, xã hội, trong xây dựng đất nước. Với tư cách là một nguồn lực phát triển xã hội, trí thức là bộ phận cơ bản trong nguồn nhân lực chất lượng cao, là những người trực tiếp chủ động nghiên cứu, đề xuất ứng dụng, triển khai những đề tài nghiên cứu khoa học của đất nước, là lực lượng sản xuất trực tiếp quyết định việc nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất vật chất.
Đội ngũ trí thức còn có vai trò quan trọng trong sáng tạo, phổ biến và truyền bá tri thức, là lực lượng sáng tạo các giá trị văn hóa dân tộc và là lực lượng trung gian trong việc tiếp biến có hiệu quả những thành tựu của nhân loại, làm giàu trí tuệ bản thân và góp phần nâng cao trình độ trí tuệ và nhân tài cho đất nước; làm cầu nối trong quan hệ đối ngoại, góp phần đa dạng hóa quan hệ ngoại giao với các nước, các dân tộc trên thế giới; góp phần bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Xây dựng đội ngũ trí thức là phát triển nguồn nhân lực và nhân tố con người, phát huy và nâng cao tiềm lực trí tuệ và những nguồn lực nội sinh của đất nước.
2.2. Một số yêu cầu về xây dựng đội ngũ trí thức tỉnh Bình Định
2.2.1. Yêu cầu về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Bình Định là tỉnh duyên hải Nam Trung bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Lãnh thổ của tỉnh trải dài 110km theo hướng Bắc - Nam. Bình Định được đánh giá là có vị trí chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, được xem là một trong những cửa ngõ ra biển của các tỉnh Tây Nguyên, vùng Nam Lào, Đông Bắc Campuchia và Thái Lan kết nối qua các tuyến Quốc lộ 19. Sân bay Phù Cát cách thành phố Quy Nhơn hơn 30km về phía Tây Bắc, là cửa ngõ hàng không của tỉnh, có khả năng đáp ứng được nhiều loại máy bay cất và hạ cánh.
Địa hình tỉnh Bình Định khá đa dạng, có rừng núi, đồng bằng, ven biển và hải đảo, nhiều sông, hồ, đặc biệt đầm Thị Nại là đầm lớn, rất thuận lợi cho việc phát triển cảng biển tầm cỡ quốc gia và góp phần phát triển khu kinh tế Nhơn Hội. Cấu tạo địa chất, đại hình, khí hậu làm cho Bình Định tuy không có đồng bằng rộng lớn nhưng có đồng ruộng phì nhiêu, đa dạng về sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp…, nhiều tài nguyên khoáng sản, tiềm năng thủy điện, điện gió và điện mặt trời…
Thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh Bình Định tập trung triển khai các Nghị quyết, Chỉ thị của Chính phủ, thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01/11/2016 của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế và Nghị quyết số 24/2016/QH14 ngày 08/11/2016 của Quốc hội về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020. Dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh, đội ngũ trí thức tỉnh Bình Định cùng với nhân dân trong tỉnh đã không ngừng cố gắng nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển. Quy mô nền kinh tế ngày càng phát triển, cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Tổng sản phẩm địa phương bình quân đầu người năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể: Tổng sản phẩm địa phương theo giá so sánh 2010, năm 2015 đạt 36.753,6 tỷ đồng, đến năm 2020 ước tính đạt 50.127 tỷ đồng, bình quân mỗi năm GRDP đạt mức tăng trưởng 6,4%; Quy mô nền kinh tế của tỉnh thể hiện qua Tổng sản phẩm địa phương (theo giá hiện hành) ngày càng được mở rộng, năm 2015 đạt 55.957,9 tỷ đồng, đến năm 2020 ước đạt 88.389 tỷ đồng. Quy mô GRDP theo giá hiện hành đến năm 2020 gấp 1,58 lần so với 5 năm trước. Cơ cấu kinh tế của tỉnh đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm 3,9%; bình quân mỗi năm giảm 0,8%; tỷ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng đạt mức tăng 3,7%; bình quân mỗi năm tăng 0,7%; tỷ trọng khu vực dịch vụ và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 0,2% [1. 20-22]. Trên cơ sở sự tăng trưởng về kinh tế, thu nhập bình quân đầu người của tỉnh cũng đã tăng từ 2.346 ngàn đồng năm 2014 đến 3.535,1 ngàn đồng, tăng 1.189,1%, bình quân mỗi năm tăng 198,2 ngàn đồng, tương ứng tăng 7,1%/năm….( Bình Định 5 năm phát triển kinh tế - xã hội [1. 39].
Có thể nói, trên cơ sở đường lối của Đảng, tỉnh Bình Định triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIX (2015 - 2020) trong tình hình cả nước nói chung và tỉnh nói riêng có nhiều thuận lợi nhưng cũng đứng trước những khó khăn thử thách to lớn, trong đó nổi lên là xuất phát điểm của nền kinh tế chưa cao, lại bị thiên tai tàn phá nặng nề cùng với những yếu kém, khó khăn khác chưa được khắc phục, đặc biệt năm 2019 và 2020 tình hình dịch bệnh phức tạp ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Quyết tâm cùng cả nước thực hiện thắng lợi mục tiêu kinh tế - xã hội đề ra, đội ngũ trí thức tỉnh Bình Định dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh cũng đã phát huy cao nhất năng lực thực tiễn, nhạy cảm nắm bắt những cái mới, những thành tựu khoa học kĩ thuật từ bên ngoài để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh nhà, tham gia trực tiếp vào quá trình phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội trong tỉnh nói riêng và cả nước nói chung.
Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, đội ngũ trí thức tỉnh Bình Định ngày càng trưởng thành cả về số lượng, chất lượng và đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, đội ngũ trí thức trong tỉnh hiện vẫn còn một số hạn chế, yếu kém, chưa phát huy hết năng lực sáng tạo, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cũng như quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Quy mô GRDP theo giá hiện hành của Bình Định xếp thứ 7 trong 14 tỉnh/thành phố Vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung. Đến năm 2019, vị thứ của Bình Định cũng không thay đổi. So với các tỉnh/ thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung năm 2019, quy mô GRDP của Bình Định xếp vị thứ 4/5, không thay đổi so với năm 2015. Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong nền kinh tế tỉnh Bình Định năm 2015 xếp thứ 7 trong vùng và cũng không thay đổi so với năm 2015. Mức tăng trưởng nền kinh tế của tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 thấp hơn dự kiến. (Bình Định 5 năm phát triển kinh tế - xã hội [1. 40-41]
Thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong thời gian qua đặt ra yêu cầu cho công tác xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức tỉnh Bình Định trong thời gian tới là cần phải nghiên cứu và nắm vững chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm cơ sở lý luận, kim chỉ nam cho hoạt động của mình, có thế giới quan và phương pháp luận đúng đắn, khoa học, cách mạng, xây dựng một đội ngũ trí thức vững mạnh, có chất lượng. Tỉnh cần tạo điều kiện để đội ngũ trí thức tỉnh phát huy vai trò của mình, đưa các kết quả nghiên cứu khoa học vào làm luận cứ cho việc hoạch định chính sách của Đảng bộ tỉnh, nghiên cứu phải hướng vào những vấn đề lý luận và thực tiễn, dự báo các xu thế phát triển, cung cấp luận cứ cho việc hoạch định đường lối, chính sách, chủ trương phát triển kinh tế - xã hội.
2.2.2. Yêu cầu về phát triển giáo dục - đào tạo; khoa học - công nghệ
Giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ được Đảng và Nhà nước ta coi là quốc sách hàng đầu; trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 phát triển như hiện nay, phải ưu tiên cho phát triển toàn diện con người, đào tạo, bồi dưỡng, trọng dụng, tôn vinh đội ngũ trí thức và nhân tài. Nhiệm vụ này cần được thực hiện ngay trong những thập niên đầu thế kỷ XXI và phát triển giáo dục - đào tạo phải thực sự đi trước một bước.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm coi phát triển giáo dục - đào tạo cùng với khoa học - công nghệ là quốc sách hàng đầu. Đối với giáo dục - đào tạo, cần tạo ra bước chuyển biến mới về chất, làm cho giáo dục nước ta thực sự phát triển theo hướng hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa, công khai hóa, hướng ra thế giới, hướng tới tương lai, làm cho nền giáo dục Việt Nam thực sự trở thành nền giáo dục cách mạng mang tính hiện đại, dân tộc và đại chúng. Đây là nguyện vọng tha thiết của nhân dân và cũng là yêu cầu cấp bách của cả xã hội, đòi hỏi sự tập trung sức lực và trí tuệ cải cách toàn diện và sâu sắc hệ thống giáo dục, thực hiện mục tiêu “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” trên nền văn hóa tiên tiến; giáo dục con người phát triển toàn diện, có đầy đủ “đức”, “trí”, “thể”, “mỹ”, góp phần quan trọng vào thực hiện thắng lợi mục tiêu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay. Quan điểm mà Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra là chăm lo cho sự nghiệp giáo dục chính là chăm lo cho thế hệ trẻ, vun đắp cho tương lai của đất nước, ươm trồng “nguyên khí của quốc gia”. Cần phải thực sự coi đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, tập trung các nguồn lực cho phát triển giáo dục để trong một thời gian ngắn giáo dục nước ta phải thực sự có những tiến bộ mới.
Trên thực tế, mặc dù đã có nhiều đóng góp to lớn nhưng chất lượng giáo dục của Bình Định còn thấp so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là giáo dục đại học, sau đại học, và giáo dục kỹ thuật - dạy nghề. Giáo dục còn nặng bệnh thành tích; đánh giá kết quả ở nhiều cơ sở giáo dục còn thiếu thực chất; nội dung, phương pháp giáo dục, kiểm tra, thi và đánh giá đã trở nên lạc hậu và bộc lộ nhiều bất cập; hệ thống giáo dục đã bộc lộ rõ sự khép kín, cứng nhắc, thiếu tính liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo, các phương thức giáo dục. Chưa gắn kết được đào tạo với sử dụng và nhu cầu của thị trường lao động; quản lý giáo dục và đào tạo vẫn còn những hạn chế, nhiều hiện tượng tiêu cực kéo dài trong giáo dục, gây bức xúc trong xã hội.
Hoạt động khoa học - công nghệ vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu những công trình nghiên cứu có khả năng ứng dụng và hàm lượng chất xám cao. Hoạt động nghiên cứu ứng dụng còn phân tán, dàn trải và chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra của đời sống và sản xuất. Công tác nghiên cứu khoa học - công nghệ trong các doanh nghiệp chưa đều, chưa mạnh; ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ còn nhiều hạn chế. Năng lực công nghệ của tỉnh còn ở trình độ thấp và chậm phát triển, chưa đủ sức tiếp nhận chuyển giao “phần mềm” của công nghệ để đổi mới và nâng cao trình độ; “nền” của công nghệ chưa tạo ra được thế mạnh đặc thù nên công nghệ nội sinh của tỉnh hiện còn đang ở điểm xuất phát. Thực trạng năng lực công nghệ còn nhiều yếu kém làm hạn chế khả năng nghiên cứu khoa học và đưa các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất và đời sống; năng lực tiếp nhận chuyển giao công nghệ về con người và cơ sở vật chất kỹ thuật còn yếu nên sức cạnh tranh về chất lượng và giá thành hàng hóa của tỉnh sẽ gặp không ít khó khăn trong hội nhập kinh tế quốc tế…
Trước thực trạng đó, yêu cầu về phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ tỉnh Bình Định đang đặt ra trách nhiệm nặng nề đối với công tác xây dựng và phát huy vai trò đội ngũ trí thức tỉnh, nhất là đội ngũ trí thức làm công tác quản lý trong ngành giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, làm thế nào trong thời gian tới cần triển khai kịp thời các chính sách của tỉnh về giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ vào cuộc sống, đặc biệt tổ chức mạng lưới khoa học và công nghệ hợp lý, tạo ra sự chuyển biến về chất thực sự trong giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ của tỉnh; đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói riêng, sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước nói chung.
2.2.3. Xu thế hội nhập quốc tế
Xu thế toàn cầu hóa hiện nay với sự chi phối của các nước lớn, vừa tạo ra nhiều thời cơ nhưng đồng thời cũng đem đến nhiều thách thức cho tất cả các quốc gia. Sự cạnh tranh về kinh tế và công nghệ ngày càng trở nên gay gắt. Xu hướng hội nhập, liên kết kinh tế rộng rãi giữa các quốc gia và khu vực là điều tất yếu đòi hỏi mỗi quốc gia phải biết tận dụng hết tiềm năng và thế mạnh của mình để tranh thủ thời cơ, đẩy lùi nguy cơ trong quá trình hội nhập. Muốn làm được điều đó, cần xây dựng cho mình đội ngũ trí thức có đủ bản lĩnh, đủ trình độ và năng lực để vừa có thể tiếp thu, học hỏi những kinh nghiệm từ bên ngoài, đồng thời vẫn giữ được bản lĩnh, không đánh mất mình khi hòa vào dòng chảy chung đó.
Thông qua quá trình hội nhập quốc tế, các nước tăng cường khả năng giao lưu, học hỏi và trao đổi kinh nghiệm, cùng nhau chia sẻ rủi ro và cùng nhau chia sẻ thông tin trong kho tàng tri thức của nhân loại. Song mặt trái của nó cũng có những tác động đáng kể như sự tương phản giàu nghèo, tình trạng thất nghiệp, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, bệnh tật…Quá trình hội nhập cũng đang đòi hỏi từng cá nhân phải năng động, linh hoạt, có khả năng làm việc theo ê kíp, hòa hợp với những người có tính cách và quy tắc ứng xử khác nhau. Biết giao tiếp bằng các ngôn ngữ khác nhau cũng là có thêm một lợi thế trong quá trình tham gia hội nhập.
Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, hội nhập quốc tế đang đặt ra nhiều thách thức. Tham gia vào quá trình toàn cầu hóa, quốc tế hóa nghĩa là chúng ta chấp nhận những cạnh tranh khốc liệt trên tất cả các phương diện, đặc biệt là các sản phẩm hàng hóa dựa vào khoa học - công nghệ. Thách thức lớn nhất của các nước khi tham gia hội nhập là phải đạt được tốc độ tăng trưởng cao và phát triển bền vững. Để đạt được điều đó, vai trò của đội ngũ trí thức rất to lớn, nước nào có đội ngũ trí thức giỏi và đông đảo, làm chủ được thông tin và các ngành khoa học - công nghệ mũi nhọn, nước đó sẽ có sức cạnh tranh kinh tế mạnh trên toàn cầu và sẽ kéo theo các lợi thế cạnh tranh trên nhiều lĩnh vực khác. Để có nền khoa học - công nghệ phát triển, vấn đề cơ bản là đầu tư xứng đáng về lĩnh vực giáo dục - đào tạo, coi đó là nền tảng để tạo ra nguồn nhân lực có trình độ cao, có khả năng làm chủ và sáng tạo công nghệ mới. Trong điều kiện nền kinh tế toàn cầu hóa cao độ, sức cạnh tranh của một nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào trình độ phát triển của xã hội, trong đó trình độ văn hóa của con người được coi là tâm điểm.
Quá trình hội nhập phải hướng tới việc chủ động trong tiến trình hội nhập, tăng cường năng lực nội sinh của dân tộc, làm thế nào để đảm bảo đứng vững trên đôi chân của mình, mà yếu tố quyết định nhất của năng lực nội sinh đó là văn hóa, giáo dục, khoa học, đó chính là sức mạnh tinh thần và trí tuệ của dân tộc Việt Nam. Điều này đỏi hỏi đội ngũ trí thức Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Định nói riêng phải không ngừng cố gắng để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của mình. Công tác xây dựng và phát huy vai trò đội ngũ trí thức tỉnh Bình Định cần quan tâm hơn tới kiến thức, kĩ năng hội nhập của đội ngũ trí thức, đặc biệt là khả năng ngoại ngữ và tin học.
3. Kết luận
Như vậy, yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ và xu thế hội nhập đang đặt ra những thách thức lớn cho đội ngũ trí thức Việt Nam nói chung và đội ngũ trí thức tỉnh Bình Định nói riêng. Công tác xây dựng và phát huy vai trò đội ngũ trí thức tỉnh Bình Định phải sớm khắc phục tình trạng bất cập về số lượng, chất lượng, cơ cấu và phân bố đội ngũ trí thức, nhanh chóng đổi mới cơ chế, chính sách trong việc khai thác, sử dụng, đãi ngộ đội ngũ trí thức theo hướng trọng dụng trí thức, quý trọng nhân tài; cải thiện môi trường, điều kiện, phương tiện làm việc của trí thức để họ có thể thực hiện tốt nhất hoạt động sáng tạo của mình, đáp ứng tốt hơn với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phấn đấu đưa Bình Định trở thành một trong những tỉnh phát triển hàng đầu của khu vực miền Trung. Đặc biệt, bản thân người trí thức phải nhận thức đúng, đầy đủ, thấu đáo vai trò, vị trí, trách nhiệm của người trí thức đối với sự phát triển đất nước nói chung, nhất là đối với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và gắn với phát triển kinh tế tri thức hiện nay.

 

Lời cảm ơn
(*) Nghiên cứu này được thực hiện trong khuôn khổ để tài khoa học công nghệ cấp cơ sở của Trường Đại học Quy Nhơn với mã số T2021.723.26.

 

Tài liệu tham khảo
1. Cục thống kê tỉnh Bình Định (2020), Bình Định 5 năm phát triển kinh tế - xã hội (2016 - 2020), Nxb Thống Kê.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện Hội nghị lần thứ Bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
3. Hồ Chí Minh (2011) Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
4. V.I.Lênin (1978), Toàn tập (tập 8), Nxb Tiến bộ, Matxcova.

1. Đặt vấn đề
Với sự phát triển nhanh chóng của cách mạng khoa học và công nghệ hiện nay, đội ngũ trí thức trở thành nguồn lực đặc biệt quan trọng trong sự hình thành và phát triển của kinh tế tri thức phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và tạo nên sức mạnh của mỗi quốc gia. Cùng với cả nước, Bình Định đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức để đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà. Với mục tiêu đến năm 2020, phấn đấu xây dựng Bình Định trở thành tỉnh phát triển khá của khu vực miền Trung, việc xác định một số những yêu cầu đặt ra cho công tác xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức tỉnh rất cần thiết. Bài viết trên cơ sở nghiên cứu nguồn tài liệu thứ cấp về đặc điểm, tình hình kinh tế - xã hội của địa phương giai đoạn 2016 - 2020 để đưa ra một số yêu cầu về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức tỉnh Bình Định trong thời gian tới. 
2. Nội dung
2.1. Khái niệm trí thức
Khái niệm và cách hiểu về trí thức và ĐNTT hiện nay rất phong phú, đa dạng. Tùy theo hoàn cảnh, góc độ tiếp cận của mỗi nhà nghiên cứu, mỗi chuyên ngành mà khái niệm trí thức có nội hàm riêng. “Trí thức” là thuật ngữ được dùng rộng rãi trên thế giới, có nguồn gốc từ tiếng Latinh là Intellegentia, nghĩa là sự thông minh, có trí tuệ, có nhận thức hiểu biết, dùng chỉ một bộ phận người trong xã hội có được những đặc điểm này.
Theo V.I.Lênin, “Trí thức bao hàm không những chỉ các nhà trước tác mà thôi, mà còn bao hàm tất cả mọi người có học thức, các đại biểu của những nghề tự do nói chung, các đại biểu của những người lao động trí óc ” [3. 372]. Theo định nghĩa này, đội ngũ trí thức đã không bị gò bó ở thành phần xuất thân trong xã hội, những lao động trí óc đều được coi là trí thức.
Theo quan niệm của chủ tịch Hồ Chí Minh: Trí thức là hiểu biết. Trong thế giới chỉ có hai thứ hiểu biết, một là hiểu biết sự tranh đấu sinh sản. Khoa học tự nhiên do đó mà ra. Hai là hiểu biết tranh đấu dân tộc và tranh đấu xã hội. Khoa học xã hội do đó mà ra. Ngoài hai cái đó, không có trí thức nào khác. Một người học xong đại học có thể gọi là trí thức. Song y không biết cày ruộng, không biết làm công, không biết đánh giặc, không biết làm nhiều việc khác. Nói tóm lại: công việc thực tế, y không biết gì cả. Thế thì y chỉ có trí thức một nửa. Trí thức của y là trí thức học sách, chưa phải trí thức hoàn toàn. Y muốn thành một người trí thức hoàn toàn thì phải biết đem trí thức đó áp dụng vào thực tế [4. 275].
Hồ Chí Minh quan niệm, trí thức là những người lao động trí óc. “Lao động trí óc là ai? Là thầy giáo, thầy thuốc, kỹ sư, những nhà khoa học, văn nghệ, những người làm bàn giấy…”[4. 202].
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước đã nêu rõ: “Trí thức là những người lao động trí óc có trình độ học vấn cao về lĩnh vực chuyên môn nhất định, có năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, truyền bá và làm giàu tri thức, tạo ra những sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị đối với toàn xã hội”[2. 81-82].
Mặc dù còn nhiều ý kiến khác nhau, chưa thống nhất, nhưng có thể hiểu trí thức là những người lao động trí óc, có kiến thức trên nhiều lĩnh vực, có nhân cách và quan trọng nhất là có tư duy độc lập để phán xét các vấn đề xã hội dưới ánh sáng của tri thức. Họ có khả năng sáng tạo, phát minh và ứng dụng khoa học - công nghệ, truyền bá tri thức và làm giàu giá trị tinh thần. Họ là những người nhạy cảm với cái mới, dễ dàng tiếp thu những tư tưởng tiến bộ, ứng dụng những cái mới, có vai trò rất lớn trong lịch sử. Tuy nhiên, trong thực tế cần hiểu trí thức không phải chỉ là những người có bằng cấp, có học vấn cao mà còn bao gồm cả những người có năng lực trí tuệ, trải qua quá trình rèn luyện, tham gia các hoạt động sáng tạo, giải quyết có hiệu quả những công việc có tính khoa học và phức tạp trong thực tiễn.
Đội ngũ trí thức là lực lượng quan trọng và chủ yếu trong việc xây dựng những luận cứ khoa học, truyền bá tri thức, giúp Đảng và Nhà nước xác định đường lối chiến lược, chủ trương, chính sách, kế hoạch, qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội nói chung và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói riêng. Họ còn tham gia tư vấn, phản biện, giám định xã hội các chương trình, đề án phát triển của đất nước, các văn kiện quan trọng của Đảng và Nhà nước.
Họ đóng vai trò quyết định trong phát triển kinh tế, xã hội, trong xây dựng đất nước. Với tư cách là một nguồn lực phát triển xã hội, trí thức là bộ phận cơ bản trong nguồn nhân lực chất lượng cao, là những người trực tiếp chủ động nghiên cứu, đề xuất ứng dụng, triển khai những đề tài nghiên cứu khoa học của đất nước, là lực lượng sản xuất trực tiếp quyết định việc nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất vật chất. 
Đội ngũ trí thức còn có vai trò quan trọng trong sáng tạo, phổ biến và truyền bá tri thức, là lực lượng sáng tạo các giá trị văn hóa dân tộc và là lực lượng trung gian trong việc tiếp biến có hiệu quả những thành tựu của nhân loại, làm giàu trí tuệ bản thân và góp phần nâng cao trình độ trí tuệ và nhân tài cho đất nước; làm cầu nối trong quan hệ đối ngoại, góp phần đa dạng hóa quan hệ ngoại giao với các nước, các dân tộc trên thế giới; góp phần bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Xây dựng đội ngũ trí thức là phát triển nguồn nhân lực và nhân tố con người, phát huy và nâng cao tiềm lực trí tuệ và những nguồn lực nội sinh của đất nước. 
2.2. Một số yêu cầu về xây dựng đội ngũ trí thức tỉnh Bình Định
2.2.1. Yêu cầu về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Bình Định là tỉnh duyên hải Nam Trung bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Lãnh thổ của tỉnh trải dài 110km theo hướng Bắc - Nam. Bình Định được đánh giá là có vị trí chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, được xem là một trong những cửa ngõ ra biển của các tỉnh Tây Nguyên, vùng Nam Lào, Đông Bắc Campuchia và Thái Lan kết nối qua các tuyến Quốc lộ 19. Sân bay Phù Cát cách thành phố Quy Nhơn hơn 30km về phía Tây Bắc, là cửa ngõ hàng không của tỉnh, có khả năng đáp ứng được nhiều loại máy bay cất và hạ cánh. 
Địa hình tỉnh Bình Định khá đa dạng, có rừng núi, đồng bằng, ven biển và hải đảo, nhiều sông, hồ, đặc biệt đầm Thị Nại là đầm lớn, rất thuận lợi cho việc phát triển cảng biển tầm cỡ quốc gia và góp phần phát triển khu kinh tế Nhơn Hội. Cấu tạo địa chất, đại hình, khí hậu làm cho Bình Định tuy không có đồng bằng rộng lớn nhưng có đồng ruộng phì nhiêu, đa dạng về sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp…, nhiều tài nguyên khoáng sản, tiềm năng thủy điện, điện gió và điện mặt trời…
Thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh Bình Định tập trung triển khai các Nghị quyết, Chỉ thị của Chính phủ, thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01/11/2016 của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế và Nghị quyết số 24/2016/QH14 ngày 08/11/2016 của Quốc hội về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020. Dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh, đội ngũ trí thức tỉnh Bình Định cùng với nhân dân trong tỉnh đã không ngừng cố gắng nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển. Quy mô nền kinh tế ngày càng phát triển, cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Tổng sản phẩm địa phương bình quân đầu người năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể: Tổng sản phẩm địa phương theo giá so sánh 2010, năm 2015 đạt 36.753,6 tỷ đồng, đến năm 2020 ước tính đạt 50.127 tỷ đồng, bình quân mỗi năm GRDP đạt mức tăng trưởng 6,4%; Quy mô nền kinh tế của tỉnh thể hiện qua Tổng sản phẩm địa phương (theo giá hiện hành) ngày càng được mở rộng, năm 2015 đạt 55.957,9 tỷ đồng, đến năm 2020 ước đạt 88.389 tỷ đồng. Quy mô GRDP theo giá hiện hành đến năm 2020 gấp 1,58 lần so với 5 năm trước. Cơ cấu kinh tế của tỉnh đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm 3,9%; bình quân mỗi năm giảm 0,8%; tỷ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng đạt mức tăng 3,7%; bình quân mỗi năm tăng 0,7%; tỷ trọng khu vực dịch vụ và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 0,2% [1. 20-22]. Trên cơ sở sự tăng trưởng về kinh tế, thu nhập bình quân đầu người của tỉnh cũng đã tăng từ 2.346 ngàn đồng năm 2014 đến 3.535,1 ngàn đồng, tăng 1.189,1%, bình quân mỗi năm tăng 198,2 ngàn đồng, tương ứng tăng 7,1%/năm….( Bình Định 5 năm phát triển kinh tế - xã hội [1. 39].  
Có thể nói, trên cơ sở đường lối của Đảng, tỉnh Bình Định triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIX (2015 - 2020) trong tình hình cả nước nói chung và tỉnh nói riêng có nhiều thuận lợi nhưng cũng đứng trước những khó khăn thử thách to lớn, trong đó nổi lên là xuất phát điểm của nền kinh tế chưa cao, lại bị thiên tai tàn phá nặng nề cùng với những yếu kém, khó khăn khác chưa được khắc phục, đặc biệt năm 2019 và 2020 tình hình dịch bệnh phức tạp ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Quyết tâm cùng cả nước thực hiện thắng lợi mục tiêu kinh tế - xã hội đề ra, đội ngũ trí thức tỉnh Bình Định dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh cũng đã phát huy cao nhất năng lực thực tiễn, nhạy cảm nắm bắt những cái mới, những thành tựu khoa học kĩ thuật từ bên ngoài để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh nhà, tham gia trực tiếp vào quá trình phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội trong tỉnh nói riêng và cả nước nói chung.
Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, đội ngũ trí thức tỉnh Bình Định ngày càng trưởng thành cả về số lượng, chất lượng và đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, đội ngũ trí thức trong tỉnh hiện vẫn còn một số hạn chế, yếu kém, chưa phát huy hết năng lực sáng tạo, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cũng như quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Quy mô GRDP theo giá hiện hành của Bình Định xếp thứ 7 trong 14 tỉnh/thành phố Vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung. Đến năm 2019, vị thứ của Bình Định cũng không thay đổi. So với các tỉnh/ thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung năm 2019, quy mô GRDP của Bình Định xếp vị thứ 4/5, không thay đổi so với năm 2015. Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong nền kinh tế tỉnh Bình Định năm 2015 xếp thứ 7 trong vùng và cũng không thay đổi so với năm 2015. Mức tăng trưởng nền kinh tế của tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 thấp hơn dự kiến. (Bình Định 5 năm phát triển kinh tế - xã hội [1. 40-41] 
Thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong thời gian qua đặt ra yêu cầu cho công tác xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức tỉnh Bình Định trong thời gian tới là cần phải nghiên cứu và nắm vững chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm cơ sở lý luận, kim chỉ nam cho hoạt động của mình, có thế giới quan và phương pháp luận đúng đắn, khoa học, cách mạng, xây dựng một đội ngũ trí thức vững mạnh, có chất lượng. Tỉnh cần tạo điều kiện để đội ngũ trí thức tỉnh phát huy vai trò của mình, đưa các kết quả nghiên cứu khoa học vào làm luận cứ cho việc hoạch định chính sách của Đảng bộ tỉnh, nghiên cứu phải hướng vào những vấn đề lý luận và thực tiễn, dự báo các xu thế phát triển, cung cấp luận cứ cho việc hoạch định đường lối, chính sách, chủ trương phát triển kinh tế - xã hội.
2.2.2. Yêu cầu về phát triển giáo dục - đào tạo; khoa học - công nghệ
Giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ được Đảng và Nhà nước ta coi là quốc sách hàng đầu; trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 phát triển như hiện nay, phải ưu tiên cho phát triển toàn diện con người, đào tạo, bồi dưỡng, trọng dụng, tôn vinh đội ngũ trí thức và nhân tài. Nhiệm vụ này cần được thực hiện ngay trong những thập niên đầu thế kỷ XXI và phát triển giáo dục - đào tạo phải thực sự đi trước một bước.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm coi phát triển giáo dục - đào tạo cùng với khoa học - công nghệ là quốc sách hàng đầu. Đối với giáo dục - đào tạo, cần tạo ra bước chuyển biến mới về chất, làm cho giáo dục nước ta thực sự phát triển theo hướng hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa, công khai hóa, hướng ra thế giới, hướng tới tương lai, làm cho nền giáo dục Việt Nam thực sự trở thành nền giáo dục cách mạng mang tính hiện đại, dân tộc và đại chúng. Đây là nguyện vọng tha thiết của nhân dân và cũng là yêu cầu cấp bách của cả xã hội, đòi hỏi sự tập trung sức lực và trí tuệ cải cách toàn diện và sâu sắc hệ thống giáo dục, thực hiện mục tiêu “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” trên nền văn hóa tiên tiến; giáo dục con người phát triển toàn diện, có đầy đủ “đức”, “trí”, “thể”, “mỹ”, góp phần quan trọng vào thực hiện thắng lợi mục tiêu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay. Quan điểm mà Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra là chăm lo cho sự nghiệp giáo dục chính là chăm lo cho thế hệ trẻ, vun đắp cho tương lai của đất nước, ươm trồng “nguyên khí của quốc gia”. Cần phải thực sự coi đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, tập trung các nguồn lực cho phát triển giáo dục để trong một thời gian ngắn giáo dục nước ta phải thực sự có những tiến bộ mới. 
Trên thực tế, mặc dù đã có nhiều đóng góp to lớn nhưng chất lượng giáo dục của Bình Định còn thấp so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là giáo dục đại học, sau đại học, và giáo dục kỹ thuật - dạy nghề. Giáo dục còn nặng bệnh thành tích; đánh giá kết quả ở nhiều cơ sở giáo dục còn thiếu thực chất; nội dung, phương pháp giáo dục, kiểm tra, thi và đánh giá đã trở nên lạc hậu và bộc lộ nhiều bất cập; hệ thống giáo dục đã bộc lộ rõ sự khép kín, cứng nhắc, thiếu tính liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo, các phương thức giáo dục. Chưa gắn kết được đào tạo với sử dụng và nhu cầu của thị trường lao động; quản lý giáo dục và đào tạo vẫn còn những hạn chế, nhiều hiện tượng tiêu cực kéo dài trong giáo dục, gây bức xúc trong xã hội. 
Hoạt động khoa học - công nghệ vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu những công trình nghiên cứu có khả năng ứng dụng và hàm lượng chất xám cao. Hoạt động nghiên cứu ứng dụng còn phân tán, dàn trải và chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra của đời sống và sản xuất. Công tác nghiên cứu khoa học - công nghệ trong các doanh nghiệp chưa đều, chưa mạnh; ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ còn nhiều hạn chế. Năng lực công nghệ của tỉnh còn ở trình độ thấp và chậm phát triển, chưa đủ sức tiếp nhận chuyển giao “phần mềm” của công nghệ để đổi mới và nâng cao trình độ; “nền” của công nghệ chưa tạo ra được thế mạnh đặc thù nên công nghệ nội sinh của tỉnh hiện còn đang ở điểm xuất phát. Thực trạng năng lực công nghệ còn nhiều yếu kém làm hạn chế khả năng nghiên cứu khoa học và đưa các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất và đời sống; năng lực tiếp nhận chuyển giao công nghệ về con người và cơ sở vật chất kỹ thuật còn yếu nên sức cạnh tranh về chất lượng và giá thành hàng hóa của tỉnh sẽ gặp không ít khó khăn trong hội nhập kinh tế quốc tế…
Trước thực trạng đó, yêu cầu về phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ tỉnh Bình Định đang đặt ra trách nhiệm nặng nề đối với công tác xây dựng và phát huy vai trò đội ngũ trí thức tỉnh, nhất là đội ngũ trí thức làm công tác quản lý trong ngành giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, làm thế nào trong thời gian tới cần triển khai kịp thời các chính sách của tỉnh về giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ vào cuộc sống, đặc biệt tổ chức mạng lưới khoa học và công nghệ hợp lý, tạo ra sự chuyển biến về chất thực sự trong giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ của tỉnh; đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói riêng, sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước nói chung.
2.2.3. Xu thế hội nhập quốc tế
Xu thế toàn cầu hóa hiện nay với sự chi phối của các nước lớn, vừa tạo ra nhiều thời cơ nhưng đồng thời cũng đem đến nhiều thách thức cho tất cả các quốc gia. Sự cạnh tranh về kinh tế và công nghệ ngày càng trở nên gay gắt. Xu hướng hội nhập, liên kết kinh tế rộng rãi giữa các quốc gia và khu vực là điều tất yếu đòi hỏi mỗi quốc gia phải biết tận dụng hết tiềm năng và thế mạnh của mình để tranh thủ thời cơ, đẩy lùi nguy cơ trong quá trình hội nhập. Muốn làm được điều đó, cần xây dựng cho mình đội ngũ trí thức có đủ bản lĩnh, đủ trình độ và năng lực để vừa có thể tiếp thu, học hỏi những kinh nghiệm từ bên ngoài, đồng thời vẫn giữ được bản lĩnh, không đánh mất mình khi hòa vào dòng chảy chung đó.
Thông qua quá trình hội nhập quốc tế, các nước tăng cường khả năng giao lưu, học hỏi và trao đổi kinh nghiệm, cùng nhau chia sẻ rủi ro và cùng nhau chia sẻ thông tin trong kho tàng tri thức của nhân loại. Song mặt trái của nó cũng có những tác động đáng kể như sự tương phản giàu nghèo, tình trạng thất nghiệp, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, bệnh tật…Quá trình hội nhập cũng đang đòi hỏi từng cá nhân phải năng động, linh hoạt, có khả năng làm việc theo ê kíp, hòa hợp với những người có tính cách và quy tắc ứng xử khác nhau. Biết giao tiếp bằng các ngôn ngữ khác nhau cũng là có thêm một lợi thế trong quá trình tham gia hội nhập. 
Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, hội nhập quốc tế đang đặt ra nhiều thách thức. Tham gia vào quá trình toàn cầu hóa, quốc tế hóa nghĩa là chúng ta chấp nhận những cạnh tranh khốc liệt trên tất cả các phương diện, đặc biệt là các sản phẩm hàng hóa dựa vào khoa học - công nghệ. Thách thức lớn nhất của các nước khi tham gia hội nhập là phải đạt được tốc độ tăng trưởng cao và phát triển bền vững. Để đạt được điều đó, vai trò của đội ngũ trí thức rất to lớn, nước nào có đội ngũ trí thức giỏi và đông đảo, làm chủ được thông tin và các ngành khoa học - công nghệ mũi nhọn, nước đó sẽ có sức cạnh tranh kinh tế mạnh trên toàn cầu và sẽ kéo theo các lợi thế cạnh tranh trên nhiều lĩnh vực khác. Để có nền khoa học - công nghệ phát triển, vấn đề cơ bản là đầu tư xứng đáng về lĩnh vực giáo dục - đào tạo, coi đó là nền tảng để tạo ra nguồn nhân lực có trình độ cao, có khả năng làm chủ và sáng tạo công nghệ mới. Trong điều kiện nền kinh tế toàn cầu hóa cao độ, sức cạnh tranh của một nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào trình độ phát triển của xã hội, trong đó trình độ văn hóa của con người được coi là tâm điểm.
Quá trình hội nhập phải hướng tới việc chủ động trong tiến trình hội nhập, tăng cường năng lực nội sinh của dân tộc, làm thế nào để đảm bảo đứng vững trên đôi chân của mình, mà yếu tố quyết định nhất của năng lực nội sinh đó là văn hóa, giáo dục, khoa học, đó chính là sức mạnh tinh thần và trí tuệ của dân tộc Việt Nam. Điều này đỏi hỏi đội ngũ trí thức Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Định nói riêng phải không ngừng cố gắng để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của mình. Công tác xây dựng và phát huy vai trò đội ngũ trí thức tỉnh Bình Định cần quan tâm hơn tới kiến thức, kĩ năng hội nhập của đội ngũ trí thức, đặc biệt là khả năng ngoại ngữ và tin học. 
3. Kết luận
 Như vậy, yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ và xu thế hội nhập đang đặt ra những thách thức lớn cho đội ngũ trí thức Việt Nam nói chung và đội ngũ trí thức tỉnh Bình Định nói riêng. Công tác xây dựng và phát huy vai trò đội ngũ trí thức tỉnh Bình Định phải sớm khắc phục tình trạng bất cập về số lượng, chất lượng, cơ cấu và phân bố đội ngũ trí thức, nhanh chóng đổi mới cơ chế, chính sách trong việc khai thác, sử dụng, đãi ngộ đội ngũ trí thức theo hướng trọng dụng trí thức, quý trọng nhân tài; cải thiện môi trường, điều kiện, phương tiện làm việc của trí thức để họ có thể thực hiện tốt nhất hoạt động sáng tạo của mình, đáp ứng tốt hơn với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phấn đấu đưa Bình Định trở thành một trong những tỉnh phát triển hàng đầu của khu vực miền Trung. Đặc biệt, bản thân người trí thức phải nhận thức đúng, đầy đủ, thấu đáo vai trò, vị trí, trách nhiệm của người trí thức đối với sự phát triển đất nước nói chung, nhất là đối với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và gắn với phát triển kinh tế tri thức hiện nay.
 
Chú thích
(*) Nghiên cứu này được thực hiện trong khuôn khổ để tài khoa học công nghệ cấp cơ sở của Trường Đại học Quy Nhơn với mã số T2021.723.26.
 
Tài liệu tham khảo
1. Cục thống kê tỉnh Bình Định (2020), Bình Định 5 năm phát triển kinh tế - xã hội (2016 - 2020), Nxb Thống Kê.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện Hội nghị lần thứ Bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
3. Hồ Chí Minh (2011) Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
4. V.I.Lênin (1978), Toàn tập (tập 8), Nxb Tiến bộ, Matxcova.
Sửa lần cuối vào

Bình luận

Để lại một bình luận

Tìm kiếm

Điện thoại liên hệ: 024 62946516