Đăng nhập

Top Panel
Trang nhấtNhịp cầuBạn đọc viết: Không là hậu covid, mà do nhiễm khuẩn phòng ở?

Bạn đọc viết: Không là hậu covid, mà do nhiễm khuẩn phòng ở?

Thứ hai, 18 Tháng 4 2022 09:20
Gần đây nhiều người sau khi bị F0 có triệu chứng khó chịu, sau đó đi khám không phát hiện bệnh gì và cũng có người nhiều tuổi đi khám có bệnh. Nhiều ý kiến cho rằng - đây là bệnh hậu covid. Xin nêu dẫn chứng từ VnExpress ngày 24.3.2022 có bài " Khi nào được xem mắc hội chứng hậu covid - 19 kéo dài? " 

Xin tóm tắt như sau:" Ông Lộc, 62 tuổi, ở TP HCM, mắc Covid-19 hồi tháng 1, triệu chứng ho nhiều có đờm, khó thở, đau tức ngực, ... Gần hai tháng sau khỏi bệnh, ông Lộc ho trở lại, đờm xanh, sốt 39-40 độ, mệt mỏi, khó thở, chân trái sưng đau nóng, khó cử động. Bác sĩ chẩn đoán xuất hiện cục máu đông ở chân trái của ông gây thuyên tắc tĩnh mạch và viêm phổi nặng, có nốt xơ hóa - những di chứng Covid kéo dài... Chị Huỳnh Thu Ngân, 27 tuổi, nhân viên văn phòng ở TP HCM, sau khỏi Covid-19 bị rụng tóc nhiều, đau đầu, khó thở khi leo cầu thang, mệt mỏi kéo dài... nhưng không đi khám. Chị cho biết, vài năm trước chị mắc sốt xuất huyết, viêm phổi cũng gặp tình trạng tương tự, ít lâu sau hết. Do đó, lần này Ngân tăng cường tập yoga, bổ sung vitamin và khoáng chất, ngủ sớm, các triệu chứng khó chịu giảm dần...".

Về trường hợp này, theo tôi phòng ở tại nhà của ông Lộc và chị Ngân vẫn có virus corona nhưng chị Ngân khỏe hơn nên khống chế được. Theo Báo Thanh Niên ngày 3.3.2022 có bài :" Tại sao có người bị di chứng hậu covid, có người không? ", bài báo có đoạn:" sau khi hồi phục covid - 19 nhiều người gặp phải triệu chứng kéo dài dù chỉ mắc bệnh nhẹ, trong khi những người khác lại không gặp tình trạng này. Điều gì tạo nên sự khác biệt này? ". Theo tôi, những người không bị là họ vệ sinh nhà ở tốt.  VnExpress cũng có phỏng vấn Bác sĩ Wynn Trần đang làm việc ở Mỹ cho biết :" xét nghiệm PCR chưa chắc đã phát hiện ra virus corona cho nên người nào tái nhiễm biến chủng OMICRON là người đó vẫn còn virus corona của lần nhiễm trước ". Như vậy, xét nghiệm không có virus vẫn chưa khẳng định được người đó không còn virus cho nên họ vẫn sẽ đẩy virus vào nhà ở. Cho nên hiểu virus sẽ biết cách vệ sinh phòng ở đủ mức cần thiết sẽ không bị nhiễm khuẩn virus chỗ ở. Virus khi tiếp xúc ngoài đường sẽ bám vào quần áo và tay, chân v.v... nếu ta về nhà rửa kỹ tay chân và phơi quần áo ra ngoài trời thì virus sẽ trôi theo dòng nước và bay ra ngoài không khí. Gần đây tôi có viết bài " Tự thân phòng dịch covid - 19 và đôi điều suy nghĩ "  đăng trên báo " giaoducvaxahoi.vn " xin nêu lại: đi đâu về rửa sạch tay, xoa cồn lên tay, tóc trên đầu. Quần áo cởi ra phơi ra ngoài ban công. Sáng ngủ dậy giặt quần áo ngủ và phơi chăn, màn và gối ra ngoài trời. Thời gian này tôi quan sát những nhà chung quanh, không thấy ai ngày nào cũng phơi chăn màn v.v... như tôi nên khả năng nhiễm khuẩn virus nhà ở của các gia đình là rất lớn. 

Kể ra những điều như trên là tôi muốn nói: "Chưa chắc chúng ta bị hậu covid - 19, mà là do nhiễm khuẩn virus nhà ở ?". 

Nguyễn Hoàng Nguyên 

ĐT: 0989889363

Bình luận

Để lại một bình luận

Tìm kiếm

Điện thoại liên hệ: 024 62946516