Đăng nhập

Top Panel
Trang nhấtNhịp cầuBạn đọc viết: Làm gì để giảm thiểu tình trạng thừa Cử nhân và Thạc sĩ?

Bạn đọc viết: Làm gì để giảm thiểu tình trạng thừa Cử nhân và Thạc sĩ?

Thứ hai, 28 Tháng 4 2014 07:38
 Gần đây dư luận bàn nhiều về việc 72.000 Thạc sĩ (ThS) và Cử nhân (CN) không có việc làm. Theo tính toán chưa đầy đủ thì học xong Cử nhân tốn khoảng 100 triệu đ/người. Vậy 72.000 người như trên tốn 7.200 tỉ đồng mà việc làm lại không có. Và gần đây nhất ở Trường Trung cấp Du lịch và Khách sạn Saigontourist, trong số 2000 học sinh trường tuyển mỗi năm, khoảng 600 người có bằng CN&ThS chiếm khỏang 30% số học sinh. GS.Trần Phương, Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội Nói: “500.000 doanh nghiệp tư nhân chỉ cần nhân lực trình độ trung cấp kế toán là được nhưng Việt Nam chỉ phát triển ĐH”. 

Nhà thơ Trần Đăng Khoa nói trên Báo Tuổi trẻ & Đời sống: “Một em học sinh lớp 12 băn khoăn, ở bậc học phổ thông học đến lớp mấy là đủ. Tôi cho là lớp 9! Vì tôi tin tuổi 14, 15 đã xác định được mục tiêu nghề nghiệp của mình. Có người muốn làm lập trình viên, thiết kế thời trang, đầu bếp nhà hàng thậm chí cả Bộ trưởng Bộ Giáo dục. Đâu phải nghề nào cũng cần đến phương trình chuyển động? Một kỹ sư Vật lý đâu cần phải phân tích hình tượng nghệ thuật trong một bài văn hay? Một Nhà văn đâu phải cần biết một loạt các phản ứng hóa học? Tôi không tin một nghề nào đó lại cần đến toàn bộ kiến thức chung của phổ thông. Giáo viên hay Giáo sư cũng đi theo một vài kiến thức chuyên môn của mình, vậy mà học sinh lại phải học tất cả. Biết nhiều cũng tốt nhưng để làm gì?”.

Báo chí đưa nhiều tin về những nông dân kiến thức chưa hết phổ thông nhưng chế tạo máy hút muỗi, máy vớt bèo. Họ chả có bằng cấp gì cả. Ở nước ngoài người ta hay phong bằng cấp cho những người có đóng góp thực sự cho xã hội. Như ở Liên Xô hơn 40 năm trước Bà Đijouna Đavitatxvili chữa bệnh bằng bàn tay. Với đóng  góp đặc biệt này, Bà đã được phong Tiến sĩ Y khoa và hàm Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô. 

Dân ta trọng việc học hành, đạt được mục đích này nó cũng giúp an ủi về mặt tinh thần trước cuộc sống bề bộn khó khăn. Nhưng trước việc các cơ quan quản lý không dự báo được chỉ tiêu đào tạo phù hợp với nhu cầu cần có của xã hội đã gây lãng phí cho gia đình học sinh khi mà cuộc sống còn khó khăn thì nên cấp bằng ĐH cho những thanh niên làm giàu chính đáng, góp phần giải quyết việc làm cho cộng đồng, đóng góp cho xã hội và đóng thuế cho Nhà nước đồng thời chuyển giao những giáo trình ĐH phù hợp với chuyên ngành mà họ làm giàu kèm theo địa chỉ các giảng viên chuyên ngành để họ trao đổi. Qua đây các giảng viên có thêm kiến thức thực tế để nâng cao kỹ năng giảng dạy của họ. Những người có sáng kiến cải tiến đem lại lợi ích cho xã hội cũng được cấp bằng ĐH. SV năm thứ nhất, thứ hai có công trình tham dự đạt giải thưởng quốc tế có thể được xét cấp bằng ĐH , không phải học hết 4 năm. Nếu làm được như vậy thanh niên không bon chen vào các trường ĐH nữa mà sẽ hòa vào thực tế cuộc sống để làm giàu cho mình và xã hội, cuối cùng họ vẫn có bằng ĐH. Ở nước ngoài họ cấp bằng, học vị cho những người nổi tiếng. Ở Việt Nam nên cấp rộng như vậy cho phù hợp với thực tế của ta hiện nay.      

Ai cũng biết một trong những người giầu nhất Việt Nam là Ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai không có bằng ĐH. Ông có những buổi nói chuyện đáng giá nhiều lần so với những bài giảng của nhiều giảng viên đại học. Ông Đức đã làm nhiều công trình lớn mang ý nghĩa nhân đạo, như xây tặng nước Lào một bệnh viện Huyện. Sau này người dân cả Huyện vào làm công nhân của ông và ông nói, tôi xây bệnh viên cho công nhân của tôi. Rồi ông mua cầu thủ số 1 Thái Lan về đá bóng ở đội của HAGL nhưng tiền mua cầu thủ này do các DN Thái Lan trả; bù lại họ được quảng cáo các sản phẩm tại các hệ thống  của HAGL. Theo tôi, nên mời ông Đức nói chuyện tại các trường ĐH và cấp bằng cho ông Đức.

 

                                                             NGUYỄN HOÀNG NGUYÊN

                                                                   ĐT : 0912927189

Sửa lần cuối vào

Bình luận

Để lại một bình luận

Tìm kiếm

Điện thoại liên hệ: 024 62946516