Đăng nhập

Top Panel
Trang nhấtNhịp cầuBạn đọc viết: Người nước ngoài sẽ dùng tiếng Việt, nếu…

Bạn đọc viết: Người nước ngoài sẽ dùng tiếng Việt, nếu…

Thứ năm, 23 Tháng 4 2015 03:38
Người Việt nên đối sử “ đúng “ với họ. Tôi làm tài xế cho Grabbike ( xe ôm ), đây là 1 công ty kết nối giữa tài xế và khách hàng qua điện thoại thông minh Smartphone bằng cách định vị khách hàng và tài xế ở gần nhau nhất thì kết nối. Như vậy tài xế không chạy lòng vòng, giảm sự lưu thông trên đường nên giảm ùn tắc giao thông. Rất phù hợp với các đô thị lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

IMG 20150415 173831

 Đường Hoàng Sa lúc 5 giờ chiều

Trở lại đầu đề bài báo, lúc 16 giờ 5 phút ngày 22/4/2015 tôi có chở một du khách người Nhật có số máy 0909000694 từ 18 NGUYỄN THỊ MINH KHAI về tòa nhà Bitexco trên đường HÀM NGHI thuộc TPHCM. Đoạn đường khoảng 3 km, giá qui định chỉ 9000 đ. Khi xuống xe, vị khách này rút ra 1 sấp tiền từ 500.000 đ cho tới mệnh giá tiền thấp hơn, tôi chỉ tờ 10.000đ và người Nhật này nói tiếng Việt từ “cám ơn”. Sau đó 17 giờ 6 phút vị khách này lại gọi vào máy tôi số 093.6018107 (chắc lại muốn tôi chở ?). Như vậy một dân tộc dù giàu có hơn vẫn ngưỡng mộ nền văn hóa của một dân tộc khác nếu người dân ở đó thể hiện đúng bản sắc của dân tộc mình.

Nói một chút về dịch vụ Grabbike, đây là 1 dịch vụ chở khách bằng xe máy với giá tối thiểu cho 1 cuốc xe là 9000 đ và từ km thứ 4 trở đi tính 3000 đ/ km. 1 chiếc Smartphone chỉ 2 triệu đ là kết nối được,  với dịch vụ này và khi tài xế chở khách từ điểm A đến điểm B thì khách xuống xe. Sau đó hệ thống lại kết nối với khách ở điểm B cho tài xế chở tiếp. Nhưng với giá 3000 đ/ 1 km nhiều khách hàng hiểu biết cũng cho là quá rẻ. Theo tôi nên có giá cho giờ cao điểm 6000 đ/ km và giờ thấp điểm 3000đ/ km, như vậy người dân khi đi đường sẽ tránh đi vào giờ cao điểm, giảm lượng người lưu thông vào giời cao điểm. Nếu Grabbike phát triển mạnh thì người dân sẽ  đi Grabbike nhiều hơn ( tôi làm đều thấy giờ cao điểm quá tải khách ), số người dân đi xe máy sẽ giảm, phù hợp với chủ trương của nhà nước là giảm dần phương tiện cá nhân, giảm khí thải và giảm hiệu ứng trái đất đang bị nóng lên.

Tôi làm Grabbike gần 2 tháng chạy trong giờ cao điểm trên 2 con đường Hoàng sa và Trường sa do Chủ tịch Trương Tấn Sang khi còn làm Bí thư Thành ủy TP.HCM  đã vay vốn nước ngoài để làm. Hai con đường này không bao giờ bị ùn tắc mặc dù chạy cắt ngang hoặc chạy song song với những con đường huyết mạch của TP luôn bị kẹt cứng xe vào giờ cao điểm. Đường hoàng sa và Đường Trường Sa chạy qua gầm cầu các đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Điện Biên Phủ v.v… nên nên xe bus và xe tải chiều cao lớn không đi qua được. Vậy xe ô tô lớn là nguyên nhân gây ùn tắc.

                                                                                   Nguyễn Hoàng Nguyên

                                                                                       ĐT: 0936018107

 

 

Sửa lần cuối vào

Bình luận

Để lại một bình luận

Tìm kiếm

Điện thoại liên hệ: 024 62946516