Đăng nhập

Top Panel
Trang nhấtVăn hóaChấn chỉnh sự lệch chuẩn trong hoạt động lễ hội

Chấn chỉnh sự lệch chuẩn trong hoạt động lễ hội

Chủ nhật, 16 Tháng 3 2014 07:15
Theo phản ánh của bạn đọc ở các địa phương, vẫn còn nhiều hoạt động thiếu lành mạnh, phản cảm trong lễ hội.      
Chấn chỉnh 1 
Quá tải du khách tại Hội Lim (Bắc Ninh).

Đó là tình trạng quá tải, chen lấn, xô đẩy, mất an ninh trật tự, ùn tắc, tai nạn giao thông, hàng quán xô bồ, nhốn nháo, mê tín dị đoan, ăn xin, cờ bạc trá hình, nhất là sự lệch chuẩn trong nhận thức và hành vi của một bộ phận không nhỏ người dân đi dự hội. Vì vậy, các cấp, các ngành cần sớm chấn chỉnh sự lệch chuẩn, trả lại nét đẹp truyền thống của lễ hội.

Qua nhiều... lễ hội Lễ hội tạo sân chơi lành mạnh, kết dính quan hệ cộng đồng dân cư, đồng thời góp phần không nhỏ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương, tạo việc làm cho người dân. Nguồn thu từ các hoạt động kinh doanh, dịch vụ liên quan lễ hội không nhỏ. Song, lễ hội được tổ chức với tần suất và mật độ dày đặc như vậy, khiến nguồn nhân lực, tiền của, thời gian phục vụ cho công tác tổ chức lễ hội chi phối, ảnh hưởng tới các hoạt động cần thiết khác.

Nhiều nơi, địa phương huy động cán bộ chủ chốt của cấp ủy, chính quyền tham gia ban tổ chức các lễ hội; thành lập các tiểu ban hàng chục người; bố trí lực lượng cảnh sát giao thông, quân đội, thanh niên tình nguyện, nhân viên y tế hàng trăm người tham gia giữ gìn an ninh, trật tự, bảo đảm an toàn lễ hội.

Trong buổi làm việc với chúng tôi, Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Du (Bắc Ninh), Trưởng Ban chỉ đạo lễ hội Lim Lê Xuân Lợi cho biết: "Hội Lim năm nay vào ngày thường, lượng khách giảm so mọi năm. Nhưng ba ngày diễn ra lễ hội cũng có hàng nghìn lượt khách tham dự. Công an huyện bố trí 100% số cán bộ, chiến sĩ; công an tỉnh điều động thêm gần 100 cán bộ, chiến sĩ nữa; rồi đội ngũ thanh niên, dân phòng của các xã, thôn đều phải góp sức làm nhiệm vụ hướng dẫn, phân luồng, điều tiết giao thông, giữ gìn an ninh, trật tự, dẹp bỏ hàng quán bán rong". Tuy nhiên, theo ghi nhận của chúng tôi, quang cảnh diễn ra hội Lim vẫn chưa hết lộn xộn: hàng rong, cờ bạc đỏ đen còn nhiều, rác thải tràn lan, bụi đất bay mù mịt, nạn trộm cắp, móc túi vẫn xảy ra...

Mùa lễ hội kéo dài ngốn không ít thời gian, tiền của, công sức của toàn xã hội. Trong số những khách đi lễ có không ít cán bộ, đảng viên. Vì mải đi cầu cúng mà công chức lơ là nhiệm vụ tiếp dân, giải quyết thủ tục hành chính.

Thêm nữa là vấn nạn sử dụng xe công, tiền công phục vụ việc lễ chùa. Tại lễ hội Đền Trần (Nam Định), động Tam Thanh (Lạng Sơn) thấp thoáng bóng dáng những chiếc xe công chở cán bộ hoặc người nhà đi lễ cầu may. Nhiều công ty, doanh nghiệp chỉ mở cửa lấy ngày khai trương đầu năm mới, sau đó đóng cửa vì lãnh đạo bận đi... chùa.

Vui ít, buồn nhiều Ngày 24-2 vừa qua, trao đổi với chúng tôi, Phó Chánh thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phạm Xuân Phúc, khẳng định: Mặt được trong công tác tổ chức lễ hội thời gian qua là lãnh đạo cấp ủy, chính quyền các địa phương đã nêu cao nhận thức về vai trò lễ hội trong đời sống văn hóa, tinh thần của người dân. Nhiều nơi xây dựng kịch bản công phu, tổ chức lễ hội lành mạnh, trang trọng, truyền tải được truyền thống yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, duy trì và phát huy bản sắc văn hóa vùng miền độc đáo; qua đó nhiều di tích được tôn tạo, nâng cấp, bảo tồn. Tuy nhiên, mặt trái tại nhiều lễ hội vẫn còn tồn tại nhức nhối. Nhiều người dân do chưa thật sự nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, văn hóa lễ hội, đã đổ xô tới lễ hội theo kiểu "hội chứng đám đông", gây tình trạng quá tải, lộn xộn, tắc đường. Tình trạng bán hàng rong, ép giá, nâng giá tuỳ tiện, bán sách bói toán, tử vi, xả rác bừa bãi, đốt đồ mã, rải tiền lẻ quá nhiều và không đúng nơi quy định còn diễn ra ở hầu hết các lễ hội. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành lập tám đoàn công tác đi kiểm tra công tác tổ chức lễ hội ở 15 tỉnh, thành phố. Thanh tra Bộ tổ chức hàng chục lượt thanh tra, kiểm tra hoạt động lễ hội, nhằm kịp thời phát hiện, nhắc nhở, xử lý vi phạm. Song, vi phạm tại các lễ hội chỉ có thể được hạn chế, chứ không thể xóa bỏ dứt điểm, nhất là đối với các lễ hội được tổ chức có tính chất "xã hội hóa".

Qua nắm tình hình tổ chức lễ hội ở các địa phương, chúng tôi chứng kiến nhiều biểu hiện lệch chuẩn trong lễ hội từ khâu tổ chức, quản lý lễ hội; lệch chuẩn trong nhận thức của người đi lễ hội... Ngay ở Hà Nội, trong đêm Rằm tháng Giêng, khu vực chùa Phúc Khánh, gần Ngã Tư Sở, hàng nghìn người, phương tiện đứng tràn dưới lòng đường làm lễ cầu an, gây cản trở, ùn tắc giao thông nghiêm trọng. Trên đoạn đường dẫn vào chùa Hương trong những ngày nghỉ cuối tuần cũng thường xuyên ùn tắc. Tại khu vực đền Ngọc Sơn (hồ Hoàn Kiếm), vào mồng Một hoặc ngày Rằm, nhiều người đứng cheo leo ở chân Tháp Bút để khấn lễ, một số người tùy tiện thắp hương dọc lối dẫn lên cầu Thê Húc; ở chùa Hà (quận Cầu Giấy) xảy ra hiện tượng trộm cắp; ở phủ Tây Hồ, dịch vụ trông giữ xe tha hồ "chặt chém" khách... Đền Trần (Nam Định), ngay sau buổi làm lễ khai ấn, diễn ra cảnh tượng tranh cướp lộc hỗn loạn. Một số lễ hội cướp phết với những hình ảnh bạo lực, giẫm đạp nhốn nháo, như ở lễ hội Bàn Giản (Lập Thạch, Vĩnh Phúc), Hiền Quan (Phú Thọ), khiến nhiều người ngất xỉu, thương tích, tài sản hư hỏng. Một số lễ hội còn xảy ra hiện tượng tranh chấp số tiền thu được từ hòm công đức, dẫn tới mâu thuẫn, tranh chấp giữa chính quyền cơ sở với sư trụ trì, thủ nhang, thủ đền hoặc đơn vị, cá nhân đứng ra tổ chức lễ hội. Nhiều người dân đến lễ hội nhưng vẫn chưa hiểu, chưa quan tâm lễ hội đó diễn ra như thế nào, khởi nguồn của lễ hội, giá trị nhân văn của lễ hội...

Để trả lại vẻ đẹp thật sự của lễ hội truyền thống, công tác tổ chức lễ hội trong những tháng còn lại của năm nay và cả những năm tiếp theo, rất cần được cơ quan chức năng và chính quyền các địa phương kiểm tra, chấn chỉnh, góp phần hạn chế, tiến tới xóa bỏ những tiêu cực, lộn xộn. Cơ quan văn hóa các địa phương cần hướng dẫn việc tổ chức lễ hội sao cho trang nghiêm, tiết kiệm, lành mạnh, không rườm rà, tốn kém. Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý những biểu hiện vi phạm, vận động người dân thực hiện nghiêm các quy định về nếp sống văn minh trong lễ hội, không sa đà vào các hoạt động mê tín, dị đoan, cờ bạc trong lễ hội.

Chấn chỉnh 2

Hơn 5.000 di tích trên địa bàn Thủ đô ghi đậm dấu ấn lịch sử hào hùng nghìn năm Thăng Long - Hà Nội và của cả nước. Vào mùa trẩy hội, khách thập phương đổ về các di tích, danh thắng để cầu an, thưởng ngoạn, vui chơi rất đông. Đây là dịp để giáo dục cho các thế hệ về tình yêu quê hương, đất nước và truyền thống lịch sử dân tộc.

Tuy vậy, nếu không có sự nhắc nhở, chấn chỉnh kịp thời thì ý thức chưa cao của một bộ phận người dân dễ dẫn đến những hiện tượng làm mài mòn, hư hại di tích".

TS NGUYỄN DOÃN TUÂN Trưởng ban Quản lý di tích, danh thắng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Hà Nội

Chấn chỉnh 3

"Một trong những nguyên nhân của những hành động gây phản cảm tại các lễ hội là do Ban quản lý di tích, ban tổ chức lễ hội chưa làm tốt công tác giáo dục để nhân dân có ý thức thực hiện theo nếp sống văn minh. Đến đâu trong các đình, đền, chùa ngày xuân, ta cũng thấy mỗi pho tượng Phật đều có một đĩa đặt tiền, không có người hướng dẫn nên đặt tiền công đức ở đâu, đi tuần tự bắt đầu từ đâu để tham quan di tích hợp lý nhất, rồi nhắc nhở mọi người cùng có ý thức bảo vệ môi trường, nơi đốt vàng mã phải quy định chỗ nào. Nhiều khu di tích cũng không có hướng dẫn viên giới thiệu để khách đi lễ có thể tìm hiểu lịch sử di tích và thấy ý nghĩa hơn".

TRẦN PHƯƠNG (Ba Vì, Hà Nội)

Chấn chỉnh 4

"Lẽ thường, đi lễ nơi đền, chùa, mọi người thường hướng tới những điều thánh thiện, mong cho tâm hồn mình bình an, trong sạch. Song, hiện nay, không ít người lại có lời nói, hành vi lệch lạc ở nơi cửa thiền.

Có những người đi hành hương lễ Phật mà lòng không chay tịnh, cứ vô tư hưởng ứng cho việc sát sinh như tìm mua thịt thú rừng ăn nhậu; hay thẳng tay lừa lọc, sát phạt nhau trong những trò cờ bạc; gây gổ, cãi lộn, ẩu đả".

PHAN HOÀNG NHI Sinh viên (Quảng Bình)

 

Theo Kienthuc

 

 

Sửa lần cuối vào

Bình luận

Để lại một bình luận

Tìm kiếm

Điện thoại liên hệ: 024 62946516