Đăng nhập

Top Panel
Trang nhấtThế giớiMyanmar: "Con đường chông gai" của bà San Suu Kyi còn rất dài

Myanmar: "Con đường chông gai" của bà San Suu Kyi còn rất dài

Thứ năm, 12 Tháng 11 2015 01:41
Sau chiến thắng trong cuộc bầu cử lịch sử ở Myanmar hôm 8/11, cải cách hiến pháp, kinh tế và hòa giải dân tộc là 3 trong số những thách thức khó khăn chờ đợi đảng NLD của bà Aung San Suu Kyi trong thời gian tới.

Đảng đối lập Liên đoàn quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi dường như cầm chắc chiến thắng trong cuộc bầu cử hôm 8/11 trước đảng Đoàn kết Thống nhất và Phát triển (USDP) cầm quyền do quân đội hậu thuẫn. Nhưng điều đáng nói là ngay cả khi NLD giành một tỷ lệ lớn trong tổng số 664 ghế trong Quốc hội, đảng USDP vẫn sẽ tự động giữ 25% số ghế. 

myanmar infonet5

Bà Aung San Suu Kyi xuất hiện tại trụ sở đảng NLD ở Yangon hôm 9/11. 

Chia sẻ trên Financial Times, nhà báo Thant Myint-U cuộc cho rằng cuộc bầu cử hôm 8/11 mới chỉ là khởi đầu cho chuỗi khó khăn trên con đường tiến tới chế độ dân chủ ở Myanmar. Bởi dù đảng NLD giành thắng lợi, hiến pháp Myanmar hiện thời cũng không cho phép bà Suu Kyi giữ chức Tổng thống. Lý do là bà đã kết hôn với một người nước ngoài là nhà sử học Oxford quá cố Michael Aris và có hai người con trai mang quốc tịch Anh. Do đó, sau ngày 31/1/2016, toàn bộ 664 nghị sĩ Myanmar sẽ bỏ phiếu để bầu ra một Tổng thống và hai người khác nắm chức phó Tổng thống.  

Quan trọng hơn ngay cả khi đảng NLD của bà Suu Kyi giành đa số ghế trong Quốc hội, quân đội nước này vẫn sẽ giữ lại các vị trí bộ trưởng quan trọng gồm quốc phòng, nội vụ và biên phòng cũng như điều hành hoạt động của cảnh sát và chính quyền địa phương. 

Nói cách khác, việc xây dựng một hệ thống hiến pháp phức tạp là nhằm cản trở tiến trình tiến tới dân chủ ở Myanmar cũng như bảo vệ lợi ích cốt lõi của quân đội nước này đồng thời ngăn chặn các cuộc đảo chính. 

 

Câu hỏi đặt ra liệu thời khắc lịch sử hiện nay sẽ là bước quyết định giúp Myanmar trở thành một quốc gia dân chủ hay lại chỉ củng cố thêm quyền lực cho hệ thống chính trị bán quân sự?

Mặc dù, bà Suu Kyi thường xuyên nhắc tới chủ đề hòa giải dân tộc và cộng đồng quốc tế cũng đã lên tiếng hưởng ứng lời kêu gọi này nhưng khi đảng NLD lên nắm quyền, nhiệm vụ khó khăn mới thực sự bắt đầu. 

Đầu tiên phải kể tới tiến trình hòa giải giữa chính phủ và gần hai chục tổ chức vũ trang. Ngay ở khu vực biên giới Myanmar – Trung Quốc cũng có thêm hàng trăm phiến quân cùng nhiều băng đảng tội phạm liên quan tới các hoạt động phi pháp như khai thác mỏ, lâm tặc và buôn bán ma túy. 

Tiếp đó là vấn đề kinh tế. Hàng triệu cử tri Myanmar bỏ phiếu cho đảng NLD với hy vọng cuộc sống của họ vốn không có điện, nước sạch và chăm sóc y tế, sẽ được sớm cải thiện. Nhà báo Myint-U nhấn mạnh con đường dân chủ sẽ không thể thành công nếu không song hành với việc cải thiện phúc lợi cho người dân. 

Ngoài ra, xu thế giảm giá của hàng hóa Trung Quốc cũng sẽ khiến nền kinh tế Myanmar gặp không ít khó khăn trong thời gian tới. Trong khi đó, muốn thu hút nguồn đầu tư nước ngoài, chính phủ Myanmar còn phải tăng tốc giải quyết các vấn đề như cải cách đất đai, tăng khả năng cung cấp nguồn điện và tái thiết hệ thống tư pháp vốn đang bị chia rẽ. 

Để đạt được tham vọng trên, Myanmar không chỉ cần tới những chính sách mới mà còn phải cải tổ hiến pháp. Song ngay cả những nhà cải cách tâm huyết trong chính quyền đương nhiệm cũng phải thừa nhận rằng thật khó để thoát khỏi sự trì trệ và tư lợi. 

Tuy nhiên, cộng đồng quốc tế có thể hỗ trợ Myanmar cải cách hiến pháp và khuyến khích các nhà đầu tư đổ tiền vào quốc gia này, từ đó nhanh chóng tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động. 

Theo ông Myint-U, một quốc gia lâu nay bị cô lập và kinh tế nghèo khó nằm ở khu vực trung tâm châu Á như Myanmar có thể trở thành người chèo lái làm xoay chuyển tình hình tăng trưởng kinh tế trong khu vực. Và quan trọng hơn, đối với cộng đồng thế giới, Myanmar có thể là mô hình cho quá trình chuyển giao và thay đổi chủ nghĩa độc đoán trong hòa bình. Từ đó, những thành công của Myanmar sẽ có tác động vượt ra khỏi biên giới quốc gia.  

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Financial Times (FT), tờ báo về kinh doanh quốc tế, được xuất bản hàng ngày tại London và 23 thành phố trên toàn thế giới. Lượng phát hành trên toàn cầu của FT đạt 390.121 bản. Tính cả trang web FT.com, trung bình một ngày có 1,9 triệu lượt đọc FT trên thế giới.

Nguồn: Infonet

Sửa lần cuối vào

Bình luận

Để lại một bình luận

Tìm kiếm

Điện thoại liên hệ: 024 62946516

Đọc nhiều

Yên Bái: Tuyển dụng hàng loạt giáo viên mầm non

Yên Bái: Tuyển dụng hàng loạ...

(GD&XH) - Ngày 23/8/2016, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Phạm Th...

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Phú Thọ: Tăng cường nền nếp, kỷ cương, dân chủ trong nhà trường…

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào ...

Năm học 2017-2018, quy mô trường lớp và học sinh trên địa bàn tỉ...

Tỉnh Phú Thọ: Sẽ tuyển mới trên 300 chỉ tiêu biên chế giáo viên trong năm 2019.

Tỉnh Phú Thọ: Sẽ tuyển mới t...

Vừa qua trên trang điện tử Giaoducvaxhoi.vn đăng tải bài: “Huyện...

Hiệu trưởng cùng giáo viên bị bắt trên sới bạc

Hiệu trưởng cùng giáo viên b...

Hiệu trưởng, giáo viên trường THCS Tiên Minh (Tiên Lãng, Hải Phò...

Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái: Cần chỉ đạo, làm rõ một HS Trường THPT Trần Nhật Duật hành hung nữ sinh Trường THCS thị trấn Yên Bình

Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào ...

“ Em bị đánh là học sinh ngoan, học lực khá”.  Đó là lời khảng đ...